Các sản phẩm từ nhôm đúc như cổng nhôm đúc có rất nhiều hoa văn, họa tiết cầu kỳ. Chính vì vậy, việc lựa chọn một công nghệ đúc phù hợp là rất quan trọng.
Công nghệ đúc chân không được hình thành và phát triển từ những năm 1960, và xuất phát từ Châu Âu. Tại Việt Nam, nó cũng đang được sử dụng rất rộng rãi trong nghành sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt là sản xuất nhôm đúc. Vậy công nghệ đúc này có ưu nhược điểm gì? Nó có tốt hay không? Hãy cùng nhôm đúc LC tìm hiểu nó với bài viết chi tiết dưới đây nhé.

Công nghệ đúc chân không là gì?
Đúc chân không (vacuum casting) có tên gọi khác là công nghệ V, sử dụng hút chân không để hút vật liệu lỏng vào lấp đầy khuôn mẫu. Nói cách khác, đây là phương pháp lợi dụng chênh lệch áp suất trong khuôn để làm đầy vật liệu vào khuôn mẫu.
Công nghệ đúc chân không này sử dụng cát khô (không nước, không chất xúc tác,…) vừa tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, nhân công. Lại còn cho sản phẩm có chất lượng rất cao, rõ nét từng chi tiết trên sản phẩm.
Ưu nhược điểm của đúc chân không
Với nhiều ưu điểm tốt mà công nghệ đúc chân không ngày càng được sử dụng và thay thế các công nghệ cũ kỹ, lạc hậu. Dưới đây là một số ưu & nhược điểm của công nghệ này.
Ưu điểm:
- Tiết kiệm chi phí sản xuất ban đầu (khuôn gỗ) thay vì khuông kim loại (khuôn thép).
- Độ chính xác cao: Đúc chân không thường áp dụng cho việc đúc các sản phẩm có nhiều chi tiết phức tạp. Việc hút chân không không khí nhằm đảm bảo sản phẩm thô có chất lượng tốt nhất đến từng chi tiết. Từ đó giảm chi phí và nhân công công đoạn làm sạch.
- Sản phẩm chất lượng cao: Bề mặt sản phẩm mịn, đẹp, thành phẩm không bị rỗ khí như đúc công nghệ cát truyền thống.
Nhược điểm:
- Không phù hợp với việc sản xuất hàng loạt sản phẩm.
- Khó kiểm soát về độ đồng đều, tỉ lệ vật liệu gia công 2 mặt. Bởi công nghệ đúc áp lực chân không sử dụng khuôn 1 mặt.
Ứng dụng của công nghệ đúc chân không
Với những ưu & nhược điểm trên, thì đúc chân không thường được sử dụng cho việc sản xuất các sản phẩm có chi tiết lớn, phức tạp. Và không sản xuất với số lượng lớn như cổng, hàng rào, lan can,… nhôm đúc.
Xem thêm: Công nghệ đúc cát truyền thống có nhược điểm gì?
Dây truyền công nghệ đúc chân không gồm mấy bước?
Một quy trình đúc chân không hoàn chỉnh có thể chia thành 3 giai đoạn như sau. Hình ảnh dưới đây là quy trình áp dụng sản xuất đúc cổng nhôm đúc.
Giai đoạn chuẩn bị
Giai đoạn này bao gồm công đoạn làm khuôn mẫu gỗ và nấu chảy hợp kim nhôm:
Với công đoạn làm khuôn mẫu gỗ, thường sẽ sử dụng gỗ tạo ra bằng phương pháp máy cắt CNC tự động theo bản vẽ. Sau đó được làm mịn và nhẵn các chi tiết thừa, cho ra một bộ khuôn mẫu hoàn chỉnh nhất.






Tiếp tục tiến hành làm các công đoạn trên với khuôn thứ 2, ghép chúng lại với nhau và giữ ở điều kiện chân không. Nửa khuôn bên trên thường có 2 lỗ để rót kim loại lỏng và 1 lỗ thoát khí.

Tiếp theo là đến công đoạn nấu hợp kim nhôm. Hợp kim nhôm sẽ được cho vào lò nấu chuyên dụng để làm lỏng. Hợp kim nhôm lên nấu ở nhiệt độ 750 độ C để đảm bảo chất lượng. Bước này cần loại bỏ tạp chất (xỉ kim loại).

Công đoạn đúc sản phẩm
Tiến hành rót kim loại lỏng vào khuôn cát qua 2 lỗ trên khuôn. Song song là hút chân không để khuôn chắc và tạo ra sản phẩm đạt chất lượng. Sau đó chờ sản phẩm đông đặc, chờ nguội và tháo dỡ để làm sạch.

Công đoạn hoàn thiện
Sau khi đã có sản phẩm thô, lúc này đến công đoạn gia công cơ khí. Loại bỏ những chi tiết thừa, đánh bóng bề mặt thật kỹ trước khi sơn.

Cuối cùng là công đoạn sơn theo yêu cầu của khác hàng, thường sẽ sơn từ 6-8 lớp để sản phẩm được bền bỉ hơn.
Tóm lại, công nghệ đúc chân không áp lực là một công nghệ hiện đại. Tuy nó chưa được ứng dụng rộng rãi bằng các phương pháp truyền thống. Nhưng không thể phủ nhận những giá trị mà nó đem lại. Hy vọng những thông tin hữu ích mà chúng tôi đề cập đến sẽ giúp đỡ các bạn.
Quý khách hàng trên cả nước có nhu cầu sản xuất, lắp đặt các sản phẩm từ nhôm đúc với công nghệ đúc chân không như cổng, hàng rào, lan can,…. Hãy liên hệ ngay với nhôm đúc LCA.
Nhôm đúc LCA là đơn vị chuyên nghiệp trong sản xuất, tư vấn và lắp đặt các hạng mục trên. Chúng tôi sử dụng máy móc với công nghệ hiện đại nhất để sản xuất. Đủ năng lực thi công tất cả các công trình lớn nhỏ trên cả nước.